Hướng dẫn thủ tục và trị giá hải quan theo quy định mới
Danh mục bài viết
- THỦ TỤC HẢI QUAN, TRỊ GIÁ HẢI QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU MIỄN THUẾ
- CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
- 1. Hàng hoá chuyển mục đích sử dụng
- 2. Thủ tục hải quan đối với hàng hàng chuyển mục đích sử dụng
- 3. Trị giá hải quan đối với hàng hoá chuyển mục đích sử dụng
- 4. Cơ sở pháp lý để thực hiện
- 5. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí
- 6. Kết nối với chúng tôi để xem thêm các bài viết hướng dẫn thủ tục hải quan liên quan
THỦ TỤC HẢI QUAN, TRỊ GIÁ HẢI QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU MIỄN THUẾ
CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Hàng hoá chuyển mục đích sử dụng là gì?
Trị giá hải quan khi thay đổi mục đích sử dụng được xác định cách gì?
Thủ tục hải quan thực hiện như thế nào?
Cơ sở pháp lý để thực hiện khai hải quan, xác định trị giá hải quan?
1. Hàng hoá chuyển mục đích sử dụng
Theo quy định tại điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, Điều 1, Nghị định 59/2018/NĐ-CP Xem và tải văn bản Nghị định 59 tại đây: https://pqmcargo.com/2023/02/09/nghi-dinh-huong-dan-luat-hai-quan/
thì Hàng hoá chuyển mục đích sử dụng là “…Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế/ miễn thuế/ áp dụng mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan – sau đó thay đổi đối tượng khác với đối tượng, mục đích ban đầu…(như hàng hoá gia công, sản xuất xuất khẩu, nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, tài sản cố định của dự án, tạm nhập tái xuất…)”
ví dụ:
– Máy móc, thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư được miễn thuế, sau một thời gian sử dụng thì bị hư hỏng, cần thay thế, doanh nghiệp có nhu cần bán máy móc đó
– Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng còn dư thừa, không có nhu cầu sử dụng cần bán
2. Thủ tục hải quan đối với hàng hàng chuyển mục đích sử dụng
2.1. Xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban đầu
Trước khi làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng thì doanh nghiệp cần
– Xác định hàng hoá tại thời điểm nhập khẩu được miễn thuế, xét miễn thuế, không chịu thuế, …
– Xác định đối tượng muốn bán hàng hoá đó: bán nội địa. bán ra nước ngoài, …
– Xác định số lượng mặt hàng cần bán, gá bán
– Tờ khai nhập khẩu ban đầu
– Danh mục miễn thuế (nếu là hàng hoá tạo tài sản cố định của dự án)
2.2. Thủ tục hải quan
– Đối với hàng hoá tạo tài sản cố định: trước khi chuyển mục đích sử dụng doanh nghiệp gửi văn bản xin chuyển mục đích sử dụng đến cơ quan hải quan nơi cấp danh mục hoặc nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu ban đầu
– Đối với hàng hoá khác: doanh nghiệp tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng theo điều 21, Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
– Mở ờ khai điện tử theo loại hình: nếu tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa thì sử dụng A21, các loại hàng hoá khác sử dụng loại hình A42.
– Tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC – ghi rõ số tờ khai hải quan ban đầu (Nếu hồ sơ quá 5 năm và không tìm ra số tờ khai thì không ghi), hình thức thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
– Hàng nhập khẩu theo giấy phép: cần có văn bản đồng ý của cơ quan cấp giấy phép
– Hàng kiểm tra chuyên ngành mà tại thời điểm nhập khẩu chưa kiểm tra: thực hiện kiểm tra chuyên ngành
– Nếu là sản phẩm gia công, SXXK thì khai nguyên liệu, vật tư, sản phẩm và tính thuế phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã cấu thành trong sản phẩm
– Đối với hàng gia công cần có văn bản thoả thuận với bên đối tác thuê gia công
– Nếu chuyển nhượng cho các đối tượng được miễn thuế hoặc tái xuất thì vẫn khai như trên nhưng không phải nộp thuế.
3. Trị giá hải quan đối với hàng hoá chuyển mục đích sử dụng
3.1. Đối với xe ô tô và mô tô
Trị giá hải quan được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa, tính theo thời gian sử dụng tại Việt Nam (tính từ thời điểm nhập khẩu theo tờ khai hải quan đến thời điểm tính thuế) và được xác định cụ thể như sau:
Thời gian sử dụng tại Việt Nam |
Trị giá hải quan = (%) trị giá khai báo tại thời điểm nhập khẩu |
Từ 6 tháng trở xuống (được tính tròn là 183 ngày) |
90% |
Từ trên 6 tháng đến 1 năm (được tính tròn là 365 ngày) |
80% |
Từ trên 1 năm đến 2 năm |
70% |
Từ trên 2 năm đến 3 năm |
60% |
Từ trên 3 năm đến 5 năm |
50% |
Từ trên 5 năm đến 7 năm |
40% |
Từ trên 7 năm đến 9 năm |
30% |
Từ trên 9 năm đến 10 năm |
15% |
Trên 10 năm |
0% |
Nếu mức giá khai báo tại thời điểm nhập khẩu của hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, hoặc được miễn thuế, xét miễn thuế thấp hơn mức giá trong cơ sở dữ liệu giá cùng thời điểm, thì lấy mức giá trong cơ sở dữ liệu giá và tỷ lệ quy định trên đây để xác định trị giá hải quan.
3.2. Đối với hàng hoá khác
– Hàng hóa thay đổi mục đích để tiêu hủy, trị giá hải quan là trị giá khai báo;
– Hàng hóa thay đổi mục đích để bán: trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán.
– Ngoài các trường hợp nêu trên, trị giá hải quan là trị giá khai báo
Trên đây là hướng dẫn đầy đủ thủ tục, trí giá hải quan về hàng hoá chuyển mục đích sử dụng.
4. Cơ sở pháp lý để thực hiện
- Luật Hải quan 2014
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hải quan
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC, 39/2018/TT-BTC về thủ tục và thuế hải quan
- Thông tư số 39/2015/TT-BTC, 60/2019/TT-BTC về trị giá hải quan
- Quyết định 1357/QĐ-TCHQ Mã loại hình
5. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí
6. Kết nối với chúng tôi để xem thêm các bài viết hướng dẫn thủ tục hải quan liên quan
https://www.facebook.com/CUSTOMSPRO
https://pqmcargo.com/dich-vu-tu-van-hai-quan-thue/
http://www.customs-vn.blogspot.com
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại/zalo: Tel/ zalo: 086 2083749 – 090 552 8822 để được giải đáp
Mr.Duc