HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ KHAI HẢI QUAN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là gì?
Hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải xuất trình, nộp cho cơ quan hải quan?
Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu?
Cách khai báo tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Cơ sở pháp lý về hồ sơ, thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu?
Danh mục bài viết
- 1. Thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu
- 2. Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- 3. Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- 4. Hướng dẫn cách khai báo tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu điện tử
- 5. Cơ sở pháp lý
- 6. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí
- 7. Kết nối với chúng tôi để xem thêm các bài viết hướng dẫn thủ tục hải quan liên quan
1. Thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu
Là công việc mà người khai hải quan phải thực hiện khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật
Là công việc mà công chức hải quan phải xử lý theo quy định của pháp luật
2. Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
2.1. Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, bao gồm
– Tờ khai điện tử – khai theo các chỉ tiêu thông tin tại mẫu số 02 phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC
– Hóa đơn thương mại (Invoice) hoặc chứng từ có giá trị tương đương
– Bảng kê lâm sản (đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu)
– Giấy phép xuất khẩu (đối với hàng hóa thuộc danh mục cấp phép xuất khẩu)
– Giấy Thông báo miễn kiểm tra hoặc Thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành (Nếu hàng thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ)
– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư
– Hợp đồng ủy thác (nếu ủy thác xuất khẩu)
2.2. Hồ sơ hải quan hàng hóa nhập khẩu, bao gồm
– Tờ khai điện tử – khai theo các chỉ tiêu thông tin tại mẫu số 01 phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC
– Hóa đơn thương mại (Invoice) hoặc chứng từ có giá trị tương đương (Trừ trường hợp nhập gia công; hàng hóa không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán
– Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý)
– Bảng kê lâm sản (đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu)
– Giấy phép nhập khẩu (đối với hàng hóa thuộc danh mục cấp phép nhập khẩu)
– Giấy Thông báo miễn kiểm tra hoặc Thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành (Nếu hàng thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ)
– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư
– Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
– Hợp đồng ủy thác (nếu ủy thác nhập khẩu)
3. Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
3.1. Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu
– Thuế suất thuế xuất khẩu căn cứ theo quy định tại các Nghị định về Biểu thuế, bao gồm: Nghị định số 122/2016/NĐ-CP; 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016; 57/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP, 125/2017/NĐ-CP; 101/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP, 125/2017/NĐ-CP, 57/2020/NĐ-CP.
– Trị giá tính thuế: là giá đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán đến cửa khẩu xuất.
– Số lượng từng mặt hàng xuất khẩu.
3.2. Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
3.2.1. Thuế nhập khẩu
– Thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ theo quy định tại các Nghị định về Biểu thuế, bao gồm: Nghị định số 122/2016/NĐ-CP; 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016; 57/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP, 125/2017/NĐ-CP; 101/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP, 125/2017/NĐ-CP, 57/2020/NĐ-CP.
– Trị giá tính thuế: là giá đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán đến cửa khẩu nhập
– Số lượng (trọng lượng) từng mặt hàng nhập khẩu.
3.2.2. Thuế TTĐB
Nếu mặt hàng chịu thuế TTĐB theo quy định tại Luật Thuế TTĐB
3.2.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Theo mức thuế suất được quy định tại Văn bản hợp nhất các Luật về thuế VAT Số 01/VBHN-VPQH, ngày 28 tháng 4 năm 2016.
3.2.4. Thuế bảo vệ môi trường
Nếu mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường theo Luật thuế bảo vệ môi trường
3.2.5. Thuế tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp
Theo mặt hàng chịu thuế qua từng giai đoạn, thời kỳ theo quy định của Bộ Công thương.
4. Hướng dẫn cách khai báo tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu điện tử
4.1. Khai báo tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu
4.1.1 Khai báo thông tin chung
– Số tờ khai đầu tiên: nếu có trên 50 dòng hàng
– Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng: nếu tái xuất hàng tạm nhập thì khai số tờ khai tạm nhập tương ứng.
– Mã loại hình: căn cứ Quyết định 1357/QĐ-TCHQ đối chiếu với thực tế xuất khẩu của doanh nghiệp để nhập đúng mã loại hình
– Mã phân loại hàng hóa: loại hàng hóa đặc biệt như quà biếu, tặng; an ninh quốc phòng; …
– Mã phương thức vận chuyển : đường không (1); đường biển container (2); đường biển rời, lòng (3); đường bộ xe tải (4); đường sắt (5); đường sông (6); khác (9) – sử dụng cho XNK tại chỗ.
– Cơ quan hải quan: mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai
Ví dụ: Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KVI : 02CI, Mã đội Thủ tục xuất khẩu: 02
– Mã bộ phận xử lý tờ khai
Ví dụ: Mã đội Thủ tục xuất khẩu: 02 (Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KVI)
Tra cứu mã Chi cục – Đội thủ tục tại đây:
– Mã người xuất khẩu: mã số thuế của doanh nghiệp
– Tên người xuất khẩu: tên đầy đủ của doanh nghiệp theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Địa chỉ, số điện thoại người xuất khẩu
….
Xem đầy đủ các chỉ tiêu thông tin cần khai báo trên website www.pqmcargo.com/
4.1.2. Khai báo thông tin chi tiết hàng hóa
– Mã số hàng hóa
– Thuế suất
– Mô tả hàng hóa
– Mã miễn/giảm/không chịu thuế
– Số tiền giảm thuế (nếu có)
– Số lượng (1):
+ Ô 1: Nhập số lượng hàng hóa xuất khẩu của từng dòng hàng theo đơn vị tính trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
+ Ô 2: Nhập mã đơn vị tính theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Tham khảo mã đơn vị tính trên website www.pqmcargo.com/
– Số lượng (2):
+ Ô 1: Nhập số lượng hàng hóa xuất khẩu của từng mặt hàng theo đơn vị tính trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, có thể nhập đến 02 số sau dấu thập phân.
+ Ô 2: Nhập mã đơn vị tính theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. (tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website www.pqmcargo.com/
– Trị giá hóa đơn: nhập cho từng dòng hàng (nếu không có hóa đơn thì không nhập)
– Đơn giá hóa đơn
+ Ô 1: Nhập đơn giá hóa đơn.
Lưu ý: đơn giá hóa đơn x số lượng = trị giá hóa đơn ± 1
+ Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ của đơn giá hóa đơn.
+ Ô 3: Nhập mã đơn vị tính số lượng của đơn giá hóa đơn.
* Lưu ý:
– Trường hợp không có hóa đơn thì không khai tiêu chí này.
– Trường hợp hàng hóa là sản phẩm gia công cho nước ngoài: khai giá (phí) gia công.
– Trị giá tính thuế
+ Trường hợp hệ thống tự động phân bổ, tính toán trị giá hải quan thì không cần nhập các ô này.
+ Trường hợp phân bổ, tính toán trị giá hải quan thủ công thì nhập như sau:
Ô 1: Nhập mã đơn vị tiền tệ của trị giá hải quan.
Ô 2: Nhập trị giá hải quan của dòng hàng
+ Trường hợp mã đơn vị tiền tệ không phải là “VND” thì có thể nhập đến 04 số sau dấu thập phân.
+ Trường hợp mã đơn vị tiền tệ là “VND” thì không được nhập số thập phân.
+ Hệ thống ưu tiên trị giá được nhập bằng tay.
…. Xem đầy đủ tại website
4.2. Khai báo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
4.2.1 Khai báo thông tin chung
– Số tờ khai đầu tiên: nếu có trên 50 dòng hàng
– Số tờ khai tạm xuất tái nhập tương ứng: nếu tái nhập hàng tạm xuất thì khai số tờ khai tạm xuất tương ứng.
– Mã loại hình: căn cứ Quyết định 1357/QĐ-TCHQ đối chiếu với thực tế nhập khẩu của doanh nghiệp để nhập đúng mã loại hình
– Mã phân loại hàng hóa: loại hàng hóa đặc biệt như quà biếu, tặng; an ninh quốc phòng; …
– Mã phương thức vận chuyển : đường không (1); đường biển container (2); đường biển rời, lòng (3); đường bộ xe tải (4); đường sắt (5); đường sông (6); khác (9) – sử dụng cho XNK tại chỗ.
– Cơ quan hải quan: mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai
– Mã bộ phận xử lý tờ khai
Ví dụ: Mã đội Thủ tục nhập khẩu: 01 (Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KVI)
– Mã người nhập khẩu: mã số thuế của doanh nghiệp
– Tên người nhập khẩu: tên đầy đủ của doanh nghiệp theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Địa chỉ, số điện thoại người nhập khẩu
– Số vận đơn (Số B/L, số AWB v.v.)
….
Xem đầy đủ các chỉ tiêu thông tin cần khai báo trên website www.pqmcargo.com/
4.2.2. Khai báo thông tin chi tiết hàng hóa
– Mã số hàng hóa
– Thuế suất
– Mô tả hàng hóa
– Mã nước xuất xứ
– Mã Biểu thuế nhập khẩu
+ “B01”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế suất MFN)
+ “B02”: Chương 98 (1) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
+ “B03”: Biểu thuế nhập khẩu thông thường (bằng 150% thuế suất MFN)
+ “B04”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
+ “B05”: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)
……
– Số lượng (1):
+ Ô 1: Nhập số lượng hàng hóa nhập khẩu của từng dòng hàng theo đơn vị tính trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
+ Ô 2: Nhập mã đơn vị tính theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Tham khảo mã đơn vị tính trên website www.pqmcargo.com/
– Số lượng (2):
+ Ô 1: Nhập số lượng hàng hóa nhập khẩu của từng mặt hàng theo đơn vị tính trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, có thể nhập đến 02 số sau dấu thập phân.
+ Ô 2: Nhập mã đơn vị tính theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. (tham khảo bảng “Mã đơn vị tính” trên website www.pqmcargo.com/
– Trị giá hóa đơn: nhập cho từng dòng hàng (nếu không có hóa đơn thì không nhập)
– Đơn giá hóa đơn
+ Ô 1: Nhập đơn giá hóa đơn.
Lưu ý: đơn giá hóa đơn x số lượng = trị giá hóa đơn ± 1
+ Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ của đơn giá hóa đơn.
+ Ô 3: Nhập mã đơn vị tính số lượng của đơn giá hóa đơn.
* Lưu ý:
Trường hợp không có hóa đơn thì không khai tiêu chí này.
Trường hợp hàng hóa là sản phẩm gia công cho nước ngoài: khai giá (phí) gia công.
– Trị giá tính thuế
+ Trường hợp hệ thống tự động phân bổ, tính toán trị giá hải quan thì không cần nhập các ô này.
+ Trường hợp phân bổ, tính toán trị giá hải quan thủ công thì nhập như sau:
Ô 1: Nhập mã đơn vị tiền tệ của trị giá hải quan.
Ô 2: Nhập trị giá hải quan của dòng hàng
+ Trường hợp mã đơn vị tiền tệ không phải là “VND” thì có thể nhập đến 04 số sau dấu thập phân.
+ Trường hợp mã đơn vị tiền tệ là “VND” thì không được nhập số thập phân.
+ Hệ thống ưu tiên trị giá được nhập bằng tay.
5. Cơ sở pháp lý
– Luật Hải quan năm 2014
– Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và 59/2018/NĐ-CP
– Thông tư số 38/2015/TT-BTC và 39/2018/TT-BTC
– Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016
– Các Luật về thuế VAT, TTĐB, Bảo vệ môi trường.
6. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí
7. Kết nối với chúng tôi để xem thêm các bài viết hướng dẫn thủ tục hải quan liên quan
https://www.facebook.com/CUSTOMSPRO
https://pqmcargo.com/dich-vu-tu-van-hai-quan-thue/
http://www.customs-vn.blogspot.com
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại/zalo: Tel/ zalo: 086 2083749 – 090 552 8822 để được giải đáp
Mr.Duc