Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng mới nhất 2023

Thủ tục hải quan xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Hiện nay, việc xuất khẩu khoáng sản đã được quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô, khuyến khích xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng được chế biến sâu.

Thủ tục xuất khẩu khoáng sản
Danh mục xuất khẩu khoáng sản theo BXD

Qua đó Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 Thông tư hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Thông tư đã quy định rõ về Danh mục khoáng sản xuất khẩu làm vật liệu xây dựng, bao gồm tên gọi, quy cách, tiêu chuẩn kỷ thuật và mã số H.S của khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Vậy, thủ tục hải quan để thực hiện xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng được thực hiện như thế nào?

1. Xác định mặt hàng, điều kiện xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng

– Khi chuẩn bị xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng doanh nghiệp cần xác định hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm những loại nào? có đáp ứng quy định về tên họi, quy cách, tiêu chuẩn kỷ thuật tại Phụ lục I Kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Tải Phụ lục I DANH MỤC, QUY CÁCH VÀ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG XUẤT KHẨU tại đây: PHỤ LỤC I TT 04 2021 – Danh muc khoáng sản xuất khẩu

– Xác định Khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp bao gồm khoáng sản được khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc quyết định việc khai thác khoáng sản đi kèm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

2. Thủ tục hải quan:

– Khai tờ khai hải quan xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II, Thông tư số 39/2018/TT-BTC

– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương

– Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép.

– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư

– Hợp đồng ủy thác nếu ủy thác xuất khẩu.

3. Xác định tiền thuế xuất khẩu phải nộp

Doanh nghiệp xác định số lượng hàng hóa xuất khẩu, trị giá hải quan theo giá bán thực tế được tính đến cửa khẩu xuất (không bao gồm chi phí bảo hiểm và vận tải quốc tế).

Trị giá hải quan được xác định theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của bộ trưởng bộ tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thuế suất thuế xuất khẩu: Doanh nghiệp căn cứ vào Biểu thuế xuất khẩu được ban hành kèm theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ và Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2021 để xác định mức thuế suất hàng hóa xuất khẩu.

Xem thêm bài viết hướng dẫn chi tiết về khai báo hải quan tại đây: https://pqmcargo.com/chinh-sach-hai-quan/thu-tuc-hai-quan-hang-hoa-thong-thuong/

A. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí

B. Kết nối với chúng tôi để xem thêm các bài viết hướng dẫn thủ tục hải quan liên quan 

https://www.facebook.com/CUSTOMSPRO

https://pqmcargo.com/dich-vu-tu-van-hai-quan-thue/

http://www.customs-vn.blogspot.com

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại/zalo: Tel/ zalo: 086 2083749 – 090 552 8822 để được giải đáp

Mr.Duc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.